* Sự ra đời và ý nghĩa của ngày sách Việt Nam

* Giới thiệu cuốn sách “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” của PGS.TS Trương Minh Dục do NXB Thông Tin và Truyền Thông phát hành.

        SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY SÁCH VIỆT NAM

  Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương pháp để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. 

Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Từ đó hằng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày Sách, Tuần lễ thư viện. Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phú đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.         

  Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững . Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.

    Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

    Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả. Và hy vọng Ngày Sách Việt Nam sẽ lan khắp đến mọi người và trở thành một nét sinh hoạt văn hóa văn minh của người Việt trong thời đại ngày nay.

“Hãy yêu quý sách, nó làm cho cuộc sống hẹ nhàng hơn, nó dạy cho các bạn coi trọng con người và bản thân mình, nó chắp cánh cho trí tuệ và đem lại cho trái tim tình yêu quý sách”.

Giới thiệu cuốn sách “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” của PGS.TS Trương Minh Dục do NXB Thông Tin và Truyền Thông phát hành.

Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Sách là người bạn tốt của con người. Đọc sách là để tiếp thu những tri thức mà con người đúc kết và lưu truyền lại từ bao đời nay. Đọc sách bên cạnh mục đích chiếm lĩnh thì còn mục đích làm phong phú đời sống tâm hồn con người, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cuộc sống. Hôm nay, trong ngày hội đọc sách của sinh viên thân mến gửi đến các bạn học sinh cuốn sách “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” của PGS.TS Trương Minh Dục do NXB Thông Tin và Truyền Thông phát hành.

Cuốn sách có bìa màu xanh dương, bìa trước có có tượng của Quốc ông tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm lễ duyệt binh của hải quân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa Việt Nam. Cuốn sách gồm  347 Trang được chia làm 4 chương:

Chương 1: Vài nét về địa lý hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và sự tiếp cận của các tộc người Việt Nam trước thế kỷ XV.

Chương 2: Chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam (từ thời Hậu Lê - thế kỷ 15 đến 1975)

Chương 3: Tư liệu trước nước ngoài trực tiếp và gián tiếp khẳng định chủ quyền Việt Nam tây tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chương 4: Đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau khi thống nhất đất nước

Thưa toàn thể quý thầy cô và các em học sinh!

Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia .Quá trình đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. dẫu có lúc thăng trầm, những bước thịnh suy, song đã hun đúc nên truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất để giữ gìn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đã ở trên bộ, trên biển và trên không.

Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã được nhà nước Việt Nam, các thế hệ người Việt Nam chiếm hữu, bảo vệ, quản lý, khai thác.

Trong những năm gần đây trước tình hình Trung Quốc gia tăng áp lực tranh giành chủ quyền và các quyền, lợi ích trong biển đông đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm trong yêu sách về “đường lưỡi bò” và họ đã đơn phương công bố. Dư luận trong nước và dư luận quốc tế đã có những phản ứng mạnh mẽ, nhiều tranh luận học thuật, nhiều công trình nghiên cứu về biển Đông quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được công bố.

Cuốn sách “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu ở nước ngoài, với những tư liệu, tài liệu, chứng cứ nhất là những tư liệu chứng minh nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi hai quần đảo này còn là đất chưa có chủ và đã tiến hành thực thi chủ quyền của mình tại hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình. Ở chương 1 tác giả đã cung cấp vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và thổ nhưỡng ở hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, cồn san hô. Quần đảo Hoàng Sa cách Cù Lao Ré (Lý Sơn - Quảng Ngãi) 222 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng Đông.

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý, cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 250 hải lý.

Qua các chương sách những kiến thức về quá trình khai thác và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi nhận trong thư tịch các triều đại phong kiến Việt Nam, các sách mô tả, khảo cứu của các song giả bằng các thể loại thành văn hoặc bản đồ.

Cuốn sách này đã cung cấp cho độc giả các công trình lịch sử và Địa lý do nhà nước chỉ đạo biên soạn

  • Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư
  • Đại Việt sử ký tục biên
  • Đại Nam thực lục
  • Khâm định Đại Nam hội điển sư lệ
  • Quốc triều chính biên toát yếu
  • Các công trình, nghiên cứu, khảo tả của các song giả
  • Các văn bản hành chính của nhà nước ở cấp Trung Ương và địa phương - chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Các văn bản triều Nguyễn thời Minh Mạng.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam của các tác giả trong nước thì còn có những tác phẩm của các tác giả nước ngoài, các bản đồ của phương Tây thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam.

          Cuốn sách sơ lược quá trình đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại hai quần đảo từ sau khi thống nhất đất nước. Việt Nam tiếp quản và tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (vào tháng 4 - năm 1975).  Nhiệm vụ đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo là một nhiệm vụ rất quan trọng và hết sức nặng nề. Vì vậy cần phải chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong CM mới.

Kính thưa

Lịch sử Đông Tây từ xưa đến nay cho thấy rằng chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều.

Cuốn sách này sẽ là sự đóng góp cho quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý của các cơ quan quản lý và  trong các tổ chức nghiên cứu khoa học. Vì sự nghiệp đấu tranh. bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo HS và TS.